Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN – NĂM A
 
MUỐI VÀ ÁNH SÁNG

Trong bài Tin Mừng vừa nghe, Đức Giêsu mời gọi người môn đệ hãy làm muối cho đời, ánh sáng cho trần gian. Hỏi rằng muối và ánh sáng có ý nghĩa gì, và người môn đệ trở nên muối và ánh sáng bằng cách nào?
 
1.           Muối và ánh sáng có nghĩa gì?
  •  Muối có hai tác dụng. Tác dụng tiêu cực là ướp thức ăn, để thức ăn không bị ươn thối. “Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”. Tác dụng tích cực của muối là tạo vị ngon cho thức ăn, một món ăn dù nấu khéo đến đâu mà không tra muối, sẽ trở nên nhạt nhẽo khó nuốt, nhạt như nước ốc. Như vậy, với vai trò là muối, người môn đệ phải giữ cho xã hội khỏi bị suy thoái xuống cấp, và trở nên tốt hơn.
  • Còn ánh sáng, kinh nghiệm cho thấy, không có ánh sáng thì không có màu sắc, không có vẻ đẹp, và nhất là không có sự sống. Tự xa xưa, dân Israel đã xưng tụng Thiên Chúa “là ánh sáng và ơn cứu độ”. Như vậy, khi Đức Giêsu bảo: “Anh em là ánh sáng cho trần gian” thì không phải tự bản chất người môn đệ là ánh sáng, nhưng qua đời sống trung tín của họ, ánh sáng Chúa chiếu dãi trên người khác. Nói cách khác, người môn đệ giống như các pin mặt trời, đón nhận năng lượng mặt trời, để rồi tiếp tục phát ra năng lượng dưới nhiều hình thức khác nhau.
 2.         Làm thế nào để người môn đệ trở nên muối và ánh sáng?
  • Điều kiện tiên quyết là người môn đệ phải giữ cho được bản chất của mình, nghĩa là phải có vị mặn của muối, phải có tia lửa bừng cháy nơi ngọn đèn. Muối ra lạt, hoặc đèn không cháy, nào có ích gì? Đức Giêsu bảo: “Nếu muối mà nhạt đi thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi”. Cho nên đòi hỏi cơ bản là chính người Kitô hữu phải uốn nắn cuộc sống mình cho phù hợp với tinh thần Tin Mừng trước đã, người ta không thể cho cái mà mình không có được.
  • Điều kiện thứ hai là người môn đệ phải chấp nhận dấn thân nhập cuộc. Muối cứ nằm trong hũ thì vô ích; đèn đặt dưới cái đấu thì chẳng tỏa sáng được. Giáo hội nói chung, người Kitô hữu nói riêng không phải là pháo đài cửa đóng then cài, nhưng được sai đi vào giữa lòng thế giới, chia vui sẻ buồn cùng thế giới, đồng thời cũng làm muối, làm ánh sáng cho thế giới.
Chúng ta đang sống trong một thế giới tiến bộ vượt bậc, nhịp độ cuộc sống càng lúc càng thêm phần hối hả và căng thẳng; tiện nghi vật chất được nâng cao, nhưng lại dẫn đến sự cô đơn và bế tắc. Phải chăng cuộc sống đã mất hết hương vị?… Chính trong bối cảnh ấy, Đức Giêsu nói với chúng ta: “Anh em là muối cho đời”, nghĩa là anh em hãy mang lại niềm vui, niềm hy vọng, mang lại ý nghĩa và hương vị cho các thực tại đời thường đang trở thành nhạt nhẽo. Cũng vậy, trong thế giới phát triển hôm nay, đèn đuốc sáng rực khiến đêm đen cũng như ban ngày, nhưng thế giới lại có rất nhiều mảng tối. Mảng tối của hận thù và bất công; mảng tối của buồn phiền và thất vọng, mảng tối của dửng dưng và vô cảm … Vì vậy, người Kitô hữu có bổn phận nhen lên ánh sáng Tin Mừng để định hướng cho đà phát triển của thế giới, để đà phát triển ấy không đẩy con người vào vực thẳm của sự hủy diệt, nhưng mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người.
Làm thế nào để nhân lên ánh sáng cho thế giới hôm nay? Lời Chúa trong bài đọc I trích sách ngôn sứ Isaia đã nói rất rõ: “Nếu ngươi loại khỏi nơi ngươi ở mọi gông cùm, cử chỉ đe dọa và lời nói hại người; nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói, làm thỏa lòng người bị hạ nhục, thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu tỏa trong bóng tối, và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ”. Như vậy, theo Isaia, ta có thể khơi dậy ánh sáng bằng cách thực thi lẽ công bằng và các hành động bác ái chia sẻ.
Mẹ Têrêsa thuật lại rằng, một lần kia, Mẹ đến thăm một ông lão sống cô độc trong túp lều xiêu vẹo. Khi quét dọn căn lều giùm ông cụ, Mẹ thấy một chiếc đèn cũ rất đẹp nhưng phủ đầy bụi bặm. Mẹ hỏi: “Có bao giờ ông thắp đèn này chưa?”. Ông cụ trả lời cộc lốc: “Nhưng thắp đèn để cho ai? Có ai bước chân vào ngôi nhà này đâu?”. Từ ngày đó, các nữ tu thường xuyên ghé qua nhà ông cụ. Ông bắt đầu thắp đèn và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ hơn. Trước khi qua đời, ông đã nhờ các nữ tu nhắn với Mẹ Têrêsa rằng: "Ngọn đèn mà Mẹ đã thắp lên trong đời tôi vẫn còn chiếu sáng”. Vâng! Cho dù ông cụ vẫn phải sống một mình, nhưng ông không còn cảm thấy cô đơn nữa, vì bóng tối đã bị đẩy lùi, nhường bước cho tình yêu và lòng bao dung của những đốm sáng nhỏ.
Cũng vậy, chúng ta có thể đẩy lui bóng tối của sự dữ, của oán thù và dửng dưng vô cảm bằng những đốm sáng nhỏ của tình thương và lòng tốt của chúng ta. Trong thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp chúng ta thắp lên ánh sáng thay vì ngồi nguyền rủa, phàn nàn trong bóng tối, thắp lên những đốm sáng nhỏ để soi bước chân mình và bước chân của anh em.

Lm. Antôn Trần Thanh Long
 
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật II Thường Niên – Năm A - Tin và làm chứng (16/1/2020)

Lễ Thánh Gia (27/12/2019)

Chúa Nhật XXXIV Thường Niên – Năm C - Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ - Vương Quyền Trên Thập Giá (23/11/2019)

Lễ các Thánh tử đạo Việt Nam (16/11/2019)

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm C - Kẻ chết sống lại (7/11/2019)

Chúa Nhật XXXI Thường Niên – Năm C - Biến đổi cuộc đời (1/11/2019)

Chúa Nhật XXX Thường Niên – Năm C - Pharisêu và người thu thuế (30/10/2019)

Chúa Nhật XXIX Thường Niên – Năm C - Kiên trì cầu nguyện (20/10/2019)

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên Năm C - Lòng biết ơn (13/10/2019)

Chúa Nhật XXVII Thường Niên Năm C - Mẹ mai khôi - Mẹ hòa bình (10/10/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn