Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Chúa Nhật XXXIV Thường Niên – Năm C

Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ
 
Vương Quyền Trên Thập G
 
 
 
Hôm nay Giáo hội hân hoan mừng lễ Đức Kitô Vua, hỏi rằng tước hiệu “Vua” được tôn vinh mang ý nghĩa gì đối với niềm tin người Kitô hữu?
Bài Tin Mừng vừa nghe đọc kể lại việc Đức Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. Thế nhưng, cách thức Vua Kitô đăng quang như Tin Mừng kể lại quả là nghịch thường trước mặt người đời: không ngai vàng xa hoa lộng lẫy, mà chỉ là cây thập tự, hình phạt dành cho hạng nô lệ và những kẻ phản loạn. Không vương miện rực rỡ, mà chỉ là vòng gai nhọn thít chặt vào đầu. Cũng chẳng có lời chúc tụng tôn vinh, thay vào đó là sự phỉ báng thóa mạ, từ lời nhạo báng của các kỳ mục, đại diện cho giới lãnh đạo Do thái: “Hắn đã cứu nugời khác, thì hãy cứu lấy mình đi”, tới câu chế giễu của binh lính La mã, đại diện cho thế giới lương dân: “Nếu ông là vua dân Do thái, thì hãy cứu lấy mình đi!”. Ngay cả một trong hai tên gian phi, đại diện cho hạng người tội lỗi cũng buông câu thách thức: “Ông không phải là Đấng Kitô sao? Cứu mình đi xem nào và cứu chúng tôi với”. Cuối cùng, bảng viết treo trên đầu Ngài: “Người này là vua dân Do thái”, đấy chẳng phải là huy hiệu của vị vua mới đăng quang; nhưng nó là lời luận tội mà quyền lực trần gian đã lên án, và đóng chặt bảng viết này trên ngai vàng thập giá của Đức Kitô.
 
Tuy nhiên, giữa nỗi đau trên thân xác và sự cô đơn trong tâm hồn, vị vua đăng quang trên thập giá đã được anh trộm lành nhìn nhận. Anh bảo: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi”, và thế là Vị Vua đau khổ đã có thể khai mở Vương quốc của Ngài: “Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng”.
Với tất cả những nét nghịch thường như thế, tước hiệu “Vua” của Đức Giêsu phải được hiểu theo nghĩa khác. Ngài không phải là vị vua đầy quyền lực, bắt mọi người qui phục và thống trị họ, nhưng là vua của tình yêu, vua của thứ tha, vua của hy sinh phục vụ. Nói cách khác, ngai vàng thập giá không phải là một tai nạn, cũng chẳng phải là hậu quả của một đường lối sai lầm, nhưng là điểm tới của cả một đời lựa chọn, lựa chọn sống cho Chúa và cho anh em, lựa chọn tình yêu, và đã yêu thì yêu cho đến cùng, yêu cho đến chết.
Qua những phân tích sơ lược trên, ta có thể rút ra cho mình hai điểm để suy nghĩ:
·      Điểm I: Đức Kitô Vua thập giá với lời tha thứ và hứa hẹn cho anh trộm lành nhắc nhở tôi đừng tuyệt vọng, mà hãy luôn sống trong hy vọng. Vào những giây phút cuối của đời mình, anh trộm lành đã nhìn Chúa với lời kêu van, và Vua Giêsu đã trả lời anh: “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng”. Ngày xưa, cửa thiên đàng bị đóng lại do tội Adam, ngày nay đã được mở ra, và người đầu tiên được vào lại là một tội nhân có lòng tin tưởng và sám hối. Cũng vậy, cho dù đang còn ngụp lặn trong vũng lầy tội lỗi, tôi hãy đưa tay ra để nắm lấy bàn tay Chúa đang vẫy gọi; hãy ngước mắt lên để bắt gặp đôi mắt Chúa nhân từ, thì khi ấy hồng ân giải thoát sẽ được tuôn đổ trên tôi. Đó là kinh nghiệm của anh trộm lành, và chớ gì cũng là kinh nghiệm của mỗi chúng ta.
·      Điểm II: Đức Kitô trên thập giá là vua yêu thương, vua phục vụ; như vậy, chính thái độ yêu thương, phục vụ của tôi đối với anh chị em hôm nay sẽ là thước đo, giúp tôi lượng giá xem mình có thực sự tôn vinh Đức Kitô là Vua và trở thành công dân trong vương quốc của Ngài hay không. Hỏi rằng, hiện nay, vị vua nào đang ngự trị trong tâm hồn tôi? Vua Kitô, Đấng yêu thương phục vụ, hay Vua danh vọng, quyền lực, tiền bạc, lạc thú?
Cuối cùng, ở Bãi sau Vũng Tàu có một tượng Chúa Kitô thật lớn, được dựng trên triền núi mặt hướng ra biển, đôi tay pho tượng dang rộng, như muốn ôm lấy cả trùng dương. Ngư dân trong vùng kể lại rằng, những khi đưa thuyền ra khơi, họ vẫn căn cứ vào đó để mà định hướng đi về, và nhiều lần trong cơn sóng gió, họ cũng hướng về đó để mà cầu nguyện, xin ơn bình an.
Cũng vậy, giữa trùng dương cuộc sống, giữa những hoàn cảnh mà lý trí và sức lực của con người dường như bị đóng đinh bất động. Hãy hướng về Chúa Kitô Vua trên thập giá mà van xin và hy vọng như anh trộm lành, chắc chắn rằng ta sẽ bắt gặp nơi Ngài câu đáp trả và sự bình an cho cuộc sống của chúng ta.

Antôn Trần Thanh Long, OP.
 
 
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Lễ các Thánh tử đạo Việt Nam (16/11/2019)

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm C - Kẻ chết sống lại (7/11/2019)

Chúa Nhật XXXI Thường Niên – Năm C - Biến đổi cuộc đời (1/11/2019)

Chúa Nhật XXX Thường Niên – Năm C - Pharisêu và người thu thuế (30/10/2019)

Chúa Nhật XXIX Thường Niên – Năm C - Kiên trì cầu nguyện (20/10/2019)

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên Năm C - Lòng biết ơn (13/10/2019)

Chúa Nhật XXVII Thường Niên Năm C - Mẹ mai khôi - Mẹ hòa bình (10/10/2019)

Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm C - Phú hộ và Lazarô (2/10/2019)

Chúa Nhật XXV Thường Niên - Năm C - Thiên Chúa và tiền bạc (22/9/2019)

Chúa Nhật XXIV Thường NIên - Năm C - Tìm Kiếm và Tha Thứ (13/9/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn