Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN - NĂM B

HÃY MỞ RA
 
Bài Tin Mừng vừa nghe kể lại việc Đức Giêsu chữa lành một người vừa điếc vừa ngọng. Ta hãy đọc lại trong sách Phúc Âm để rút ra bài học cho cuộc sống.

Ta vẫn bảo: “Không ai là một hòn đảo”, sống là sống với và sống cùng người khác. Cái giúp ta sống với sống cùng người khác đó là khả năng nghe và nói. Có thể xem nói và nghe là hai cánh cửa. Nói là cánh cửa mở rộng tâm hồn mình ra để giao lưu với thế giới bên ngoài. Nhờ khả năng nói, tôi bộc lộ chính mình để người khác hiểu tôi; còn nghe là cánh cửa mở rộng ra để đón nhận thông tin từ thế giới bên ngoài. Nhờ khả năng nghe mà ta hiểu được người khác, sống bên nhau mà không hiểu nhau thì thật đáng buồn và đáng sợ. Kinh nghiệm cho thấy, mhiều gia đình ly thân, ly hôn, nhiều tình bạn tan vỡ vì không biết nghe nhau nói và nói nhau nghe. Như vậy, khi chữa lành cho người điếc và ngọng với lệnh truyền: Ephata hãy mở ra! Có nghĩa là Đức Giêsu đã phục hồi cho người này khả năng để thông đạt. Nhờ được phục hồi khả năng nói, anh chàng điếc và ngọng đã giúp người khác hiểu được mình; nhờ đã phục hồi khả năng nghe, anh có thể hiểu được những người chung quanh. Kết quả là mọi người kinh ngạc trước quyền năng chữa lành của đức Giêsu, họ bảo nhau: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả, ông ấy làm cho kẻ điếc nghe được và kẻ câm nói được”. Kỳ thực, qua phép lạ này, Đức Giêsu cho thấy Ngài chính là Đấng cứu độ mà ngôn sứ Isaia trong bài đọc II đã loan báo: “Chính Người sẽ đến cứu anh em, bấy giờ mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc nghe được… miệng lưỡi người câm sẽ reo hò …”

*     Không ai trong chúng ta muốn mình bị rơi vào tình trạng điếc và ngọng, nhưng trong thực tế, không thiếu những người đang mắc hai chứng bệnh này.

·        Ta bị điếc, khi để cho mình mất khả năng lắng nghe người khác. Ta bị điếc khi ta nghe người khác nói, nhưng lại cố hiểu theo ý mình. Có lẽ vì biết được tầm quan trọng của việc nghe, nên hãng bảo hiểm Prudential mới chọn khẩu hiệu: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Ta bị điếc khi lắng nghe mà không phân biệt được điều nào đúng, điều nào sai; điều nào hay, điều nào dở, điều nào tốt, điều nào xấu. Đặc biệt, ta bị điếc thiêng liêng khi không nghe được Lời Chúa. Tại sao vậy? Vì thiếu học hỏi, nhất là vì ta cứng lòng. Bởi chưng, để nghe được Lời Chúa, mở tai chưa đủ, cần phải mở lòng nữa. Bao lâu tâm hồn khép kín không nhạy cảm trước những lời mời gọi ăn năn sám hối, không tỉnh thức để tiếp thu những lời hướng dẫn về đường lành, thì tai ta sẽ chẳng nghe được Lời hằng sống. Bao lâu tâm hồn còn chạy theo dục vọng, còn toan tính những điều gian dối, thì bấy lâu người ta vẫn còn điếc đặc trước những Lời của Thiên Chúa.

·        Cũng vậy, ta bị ngọng do ích kỷ, ta chỉ nói về những bận tâm, những nhu cầu, những ước vọng của ta mà chẳng để ý đến những bận tâm, những nhu cầu, những ước vọng của anh em, nên lời ta nói chẳng lọt tai người khác. Có khi ta bị ngọng do sợ sệt , vì sợ mất quyền lợi, sợ làm mích lòng, sợ bị trả đũa nên ta không dám nói sự thật. Cũng có lúc ta bị ngọng do lười biếng. Vì lười biếng, ta không nói được những lời tốt đẹp khích lệ anh em, ta không nói được những lời an ủi người đang buồn sầu, hay lời chia vui với người anh em gặp may mắn. Nhất là, vì lười biếng, ta không nói lên được những lời cầu nguyện, những câu chúc tụng tạ ơn Chúa.

Ngoài ra, lắm khi ta có khả năng nói, có khả năng nghe nhưng cái tâm của ta lại không trong sáng, những gì nghe được lại bị bóp méo xuyên tạc, những gì nói ra không đúng sự thật. Rút cục, có nói có nghe, nhưng còn tệ hơn là bị ngọng bị điếc.

Cuối cùng, trong chúng ta, nhiều người có đôi tai tốt, nhưng không biết lắng nghe, hoặc nghe được mọi chuyện, nhưng lại không nghe được Lời Chúa. Cũng vậy, nhiều người có miệng lưỡi tốt, nhưng không biết nói những điều đáng nói, hoặc nói đủ thứ chuyện trên trời dưới biển, nhưng lại không biết nói lời ngợi khen, cảm tạ Chúa. Như vậy, tất cả chúng ta đều cần đến với Chúa để được Ngài chữa lành, cần đến với Chúa để nghe được lệnh truyền của Ngài: Ephata – Hãy mở ra!.

Hãy mở tai ra để lắng nghe Lời Chúa và lời anh em, mở rộng tâm hồn ra để đón nhận Chúa và đón nhận anh em. Hãy mở miệng ra để nói lên sự thật, nói những lời xây dựng thay vì phá đổ, lời tha thứ thay vì oán thù, lời yêu thương thay vì ghen ghét, lời hòa giải thay vì phân ly. Có như vậy, chúng ta sẽ trở thành những người có khả năng đối thoại thân tình với Chúa và với anh em.

Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XXI Thường Niên Năm B - Lời Ban Sự Sống (27/8/2018)

Chúa Nhật XX Thường Niên - Năm B - Bánh Trường Sinh Là Mình Máu Chúa (21/8/2018)

Chúa Nhật XIX Thường Niên - Năm B - Bánh Cho Hành Trình (13/8/2018)

Chúa Nhật XVII Thường Niên - Năm B - Hóa Bánh Ra Nhiều (31/7/2018)

Chúa Nhật XVI Thường Niên - Năm B - Nghỉ Ngơi Đôi Chút (21/7/2018)

Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm B Sai Đi Truyền Giáo (13/7/2018)

Chúa Nhật XIV Thường Niên Năm B - Về Nagiareth (5/7/2018)

Người loan báo Tin mừng không phải nhà kinh doanh hay người tìm địa vị (26/6/2018)

Mừng 30 năm các Thánh tử đạo Việt Nam (4/6/2018)

Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô - Năm B (2/6/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn