Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT IV MÙA PHỤC SINH NĂM B
CHÚA CHIÊN LÀNH

Mục tử và đàn chiên – Đó là hình ảnh quen thuộc đối với dân Do thái, một dân du mục vốn làm nghề chăn chiên. Các tổ phụ của họ, từ Abraham đến Isaac và Gia cóp … rồi Môsê và vua Đavít … tất cả đều là những người chăn chiên. Từ kinh nghiệm sống động ấy, người Do thái đã hình dung Thiên Chúa của họ như một Đấng chăn chiên: “Chúa là mục tử, Người dẫn lối chỉ đường cho con đi …” (Tv 22). Trong ngày CN IV PS hôm nay, Đức Giêsu tự nhận Ngài là mục tử tốt lành. Ta thử tìm hiểu đâu là những đặc tính của vị mục tử tốt lành, và ai là người mục tử hôm nay.

*    Qua bài Tin Mừng theo thánh Gioan ta vừa nghe, người mục tử tốt lành có ba đặc tính.

Đặc tính I: của người mục tử nhân lành là hiểu biết đoàn chiên, Đức Giêsu bảo: “Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi”. Động từ “biết” ở đây không chỉ là nhận thức của lý trí trước một thực tại, nhưng còn là một hiệp thông trọn vẹn trong tình yêu mến, nó phản ánh sự gắn bó sâu xa cao vời giữa Chúa Cha và Chúa Con, bằng cớ là trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói: “Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi; và tôi biết Chúa Cha”.

Đặc tính II của người mục tử nhân lành là hiến mạng sống mình vì đàn chiên. Đức Giêsu nói: “Tôi chính là mục tử nhân lành, mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên”. Khi chăn dắt đàn vật, người mục tử và con chiên có nguy cơ bị chó sói hay bọn cướp tấn công. Khi gặp nguy cơ này, chính mục tử sẽ liều mình chống trả, và đàn chiên chỉ bị chó sói ăn thịt, hoặc bị bọn cướp bắt đi khi chúng đã giết được mục tử. Trong bữa Tiệc Ly, Đức Giêsu đã nói với các môn đệ rằng: “Vì có lời đã chép: _ Ta sẽ đánh mục tử, và đàn chiên sẽ tan tác”. Nhưng sau khi chỗi dậy, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em”. Qua câu này, Đức Giêsu loan báo, khi người Do thái đến bắt Đức Giêsu tại vườn Giêtsimani, các môn đệ sẽ tan tác, họ bỏ chạy tán loạn, nhưng sau khi Phục sinh, Đức Giêsu sẽ qui tụ họ lại, và hẹn gặp họ tại Galilê.

Đặc tính III của người mục tử nhân lành là qui tụ những con chiên tản lạc về một mối, để chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên. Đức Giêsu nói: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về”. Sự qui tụ chiên tản lạc này được Đức Giêsu nói trong dụ ngôn người mục tử để 99 con chiên trong đồng vắng để tìm bằng được con chiên đi lạc. Đặc biệt, khi Ngài bảo: “Một khi tôi được giương cao, tôi sẽ kéo mọi sự lên cùng tôi”. Động từ “giương cao” hiểu theo nghĩa kép. Một là giương cao trên thập giá; hai là giương cao bên hữu Chúa Cha. Khi ấy, Ngài sẽ qui tụ tất cả, sẽ lôi kéo mọi người, mọi sự lên với Ngài.

Tóm lại, đấy là ba đặc tính của người mục tử nhân lành, ba khía cạnh khác nhau của một tình yêu duy nhất, một tình yêu cao vời mà mục tử Giêsu dành cho đàn chiên là tất cả chúng ta.

*    Qua bí tích Thánh Tẩy, mỗi người trong chúng ta đều được Đức Giêsu trao phó trách nhiệm làm mục tử nhân lành theo gương Đức Giêsu. Cha mẹ là mục tử của con cái; Thầy cô giáo là mục tử của học sinh; giám đốc là mục tử của công nhân; y bác sĩ là mục tử của bệnh nhân; anh chị lớn là mục tử của các em nhỏ. Nhưng đặc biệt hơn hết, Đức Giêsu muốn có những người tiếp tục công việc của Ngài để chăm sóc đời sống tâm linh nhân loại, đó là các tu sĩ linh mục. Chính vì thế, Giáo hội đã dành ngày Chúa nhật Chúa Chiên lành hôm nay để cầu nguyện cho ơn gọi làm tu sĩ, linh mục.

Hôm nay, người bổn đạo cần tu sĩ linh mục như bệnh nhân cần bác sĩ, học sinh cần thầy cô giáo. Người bổn đạo cần tu sĩ linh mục như một người bạn sẵn sàng cảm thông, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống, và như người bạn đồng hành giúp đỡ trong cuộc hành trình tiến về đời sau. Vì thế, ta hãy cầu nguyện cho có nhiều bạn trẻ quảng đại, sẵn sàng hiến thân làm tu sĩ linh mục để phục vụ anh chị em mình. Nhất là cầu nguyện cho các tu sĩ linh mục được trở nên những mục tử đích thực theo gương Đức Giêsu, vị Mục tử nhân lành, biết yêu thương phục vụ đàn chiên, quan tâm chăm sóc từng con chiên, và sẵn sàng hy sinh bản thân vì lợi ích của đàn chiên.

Cuối cùng, dù ta đang ở trong bậc sống nào, giáo dân, tu sĩ, linh mục thì Lời Chúa hôm nay vẫn đưa ta vào hai mối tương quan. Một đàng là tương quan với Mục tử Giêsu trong tư cách con chiên thuộc đàn của Ngài. Đằng khác là tương quan với tha nhân trong trách nhiệm chia sẻ chức năng mục tử của Đức Kitô. Chớ gì, nhờ của ăn là Mình Máu Chúa mà Mục tử Giêsu đang dọn ra cho chúng ta hôm nay, sẽ củng cố đức tin, hâm nóng đức mến, để với tư cách là con chiên, chúng ta chuyên cần đón nhận sự sống nơi Chúa, và với tư cách là mục tử, chúng ta biết thông chia sự sống sung mãn ấy cho mọi người chung quanh. 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật III Phục Sinh - Năm B - Chứng Nhân Của Đấng Phục Sinh (14/4/2018)

Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra bao nhiêu lần? (10/4/2018)

Chúa Nhật II Phục Sinh - Cứng tin và Tuyên tín (7/4/2018)

Vọng Phục Sinh Năm B (29/3/2018)

Một số vị thánh giải thích tại sao nên sùng kính thánh Cả Giuse (7/3/2018)

Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B - Chúa Biến Hình (22/2/2018)

Trong sa mạc (15/2/2018)

Chúa chữa người phong (8/2/2018)

Giải thích 7 bí tích như thế nào mà con trẻ không nhàm chán (16/1/2018)

Suy tư Năm Mục vụ Gia đình 2018: Đồng hành với các gia đình trẻ (2/1/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn