Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Những dấu hiệu về bệnh tim mạch cần biết
 
Suy tim là gì?

Bài viết sau đây sẽ đề cập đến những vấn đề về tim mạch dễ gây nhầm lẫn. Suzanne Steinbaum, DO, Giám đốc chăm sóc sức khoẻ tim của phụ nữ tại bệnh viện Lenox Hill ở New York City và phát ngôn viên quốc gia cho chiến dịch Go Red for Women cho biết: "Suy tim xảy ra khi các cơ của tim chết hoặc yếu đi. Khi chức năng tim suy yếu, máu không đẩy qua cơ thể một cách dễ dàng".

Tim không bơm đủ máu đi nuôi cơ thể làm cơ thể thiếu máu, oxi, dưỡng chất. Đồng thời máu không được rút hết về tim, dẫn đến tình trạng ứ huyết, đọng nước, gây phù thũng, tăng cân, gan to, phổi ứ máu gây ho, khó thở.

Dưới đây là nhận định của các chuyên gia về các triệu chứng và cách thay đổi lối sống để giảm nguy cơ bị suy tim.

Có nhiều loại suy tim

Suy tim có thể ảnh hưởng đến tâm thất trái, tâm thất phải, hoặc cả hai. Hình thức thông thường nhất là suy tim tâm thu, khi chức năng của cơ tim giảm đi, và kết quả là máu không phân bố khắp cơ thể. Một dạng suy tim khác, được gọi là suy tim tâm trương, xảy ra khi trái tim bị suy nhược  và không thể bổ sung đầy đủ máu do các bệnh tim mạch khiến cơ tim trở nên dày và cứng, làm buồng tim khó giãn rộng để nhận đủ máu...

Biykem Bozkurt, MD, Giáo sư về tim mạch tại đại học Y Baylor, Houston, Texas, cho biết: "Suy tim tâm trương thường gặp ở những bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh cao huyết áp và đái đường, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.



Ảnh minh họa: Theo Healthline

Xác định các triệu chứng không dễ dàng

Xác định triệu chứng bạn đang trải qua thực sự có liên quan đến sức khoẻ của tim bạn là một thách thức. Tuy nhiên, khi trái tim không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, các triệu chứng điển hình bao gồm thở ngắn, sưng tấy (chân, mắt cá chân, ho), ho kinh niên, mệt mỏi, ăn kém, hoặc nhịp tim tăng nhanh.

Đối với lý do tại sao bạn có thể cảm thấy không đói? Khi ít máu được đưa vào hệ thống tiêu hóa, sự thèm ăn của bạn bị mất đi, làm cho bạn ăn ít đi và không có cảm giác muốn ăn.

Vậy dấu hiệu cơ bản nào giúp nhận biết sớm để đi khám bệnh và được chữa trị kịp thời?

- Khó thở

Đây cũng là triệu chứng thường gặp nhất của suy tim sung huyết. Ban đầu người bệnh chỉ khó thở nhẹ, thở khò khè khi gắng sức, nhưng càng về sau, khó thở xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc khi nằm, ho và khó thở làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.

Ở những người suy tim sung huyết nặng, mức độ khó thở có thể đến đột ngột, dữ dội hơn, gây hốt hoảng cho người bệnh.

Hai triệu chứng ho và khó thở thường xuất hiện song hành cùng nhau ở người bệnh suy tim, nguyên nhân là do tình trạng tăng áp lực động mạch phổi, các phế nang (thành phần cấu tạo nên phổi) bị tràn dịch và máu nên không thể trao đổi được oxy, khiến hầu hết các cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy.

- Chán ăn

Một trong những dấu hiệu chính của suy tim sung huyết là người bệnh lúc nào cũng có cảm giác no. Đó là do sự tích tụ của dịch trong gan, hoặc hệ thống tiêu hóa của người bệnh.

Kết quả là người bệnh không còn cảm giác muốn ăn và ăn ít hơn. Nếu có thêm triệu chứng mệt mỏi đến mức không muốn ăn, người bệnh cần được đi khám chuyên khoa tim mạch.

- Đau ngực (đau vùng tim)

Đau ngực là một dấu hiệu thường gặp ở bệnh tim mạch, nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác không thuộc tim mạch.

Trong bệnh lý tim mạch, ngoài đau ngực do viêm cơ tim thì nguyên nhân đau ngực trong bệnh tim mạch chủ yếu là do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim (hay gặp do hẹp mạch vành), đau ngực sẽ giảm và hết khi dòng máu tới cơ tim được cải thiện (dùng thuốc giãn mạch).

Trên lâm sàng, biểu hiện cơn đau thắt ngực, có khi đau nhẹ và xảy ra bất chợt cho nên có thể khó nhận biết và bị bỏ qua, hoặc có được nhận biết thì cũng ít được quan tâm, trong khi đau thắt ngực có thể chuyển biến cực kỳ nguy hiểm.

Vì vậy, nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau ngực thì nên tới bác sĩ khám ngay để sớm phát hiện bệnh. Trong cơn đau thắt ngực, nếu điện tâm đồ sẽ thấy biểu hiện thiếu máu cơ tim.

- Da, niêm mạc tím

Bình thường cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông tốt, da có màu hồng sờ ấm, còn nếu thiếu ôxy da sẽ trở nên xanh tím.

Lúc đầu thì màu sắc da và niêm mạc sẽ xanh tím ở môi, móng tay, móng chân, sau khi làm việc nặng có thể xuất hiện toàn thân xanh tím... rất có thể bạn đang mắc một bệnh tim mạch nào đó, cần phải đi khám xác định bệnh.

- Chóng mặt vào buổi sáng ngủ dậy hoặc có ngất

Hay chóng mặt vào buổi sáng, thường gặp triệu chứng là tụt huyết áp tư thế đứng (hay huyết áp thế đứng), nguyên nhân gây ra có thể do bệnh đái tháo đường, bệnh Parkinson, trụy tim mạch, hay phản ứng phụ của thuốc điều trị bệnh đang dùng kể cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp.

Hoặc có thể là chứng chóng mặt tư thế do rối loạn tiền đình ốc tai. Ngoài ra, những người hay bị ngất cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh tim mạch. Do vậy, cần đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị sớm.

- Ho khan

Xảy ra lực bơm máu của tim yếu đi, khiến máu ứ đọng một phần tại phổi, gây tình trạng ho khan, đặc biệt khi nằm ở tư thế đầu thấp. Một số người có thể ho ra ít máu hoặc bọt hồng.

- Phù chân (mắt cá chân)

Đặc điểm của phù do tim là phù tím. Phù chân (đặc biệt nhận thấy rõ ở mắt cá chân). Nếu phù của suy tim phải thì thường kèm theo các dấu hiệu ứ đọng tuần hoàn khác như tĩnh mạch cổ nổi, tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm.

Cần phân biệt với phù chân của suy tĩnh mạch sâu chi dưới hoặc suy bạch mạch chân: Mức bệnh 2 chân chênh nhau, sáng ngủ dậy phù biến mất và có thể đã kèm khập khiễng cách hồi.

- Hồi hộp

Tim đập mạnh (hay đánh trống ngực), hoặc cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực, có thể chỉ do bạn đang lo lắng vấn đề gì đó, hoặc do vừa vận động thể lực căng thẳng, kéo dài như chạy, bơi... Song đôi khi đây chính là dấu hiệu của cơn đau tim, tăng huyết áp hay loạn nhịp tim... Cần được bác sĩ thăm khám ngay.
 
VietBao.vn (Theo_Người Đưa Tin)


Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

6 loại thực phẩm tươi sống bạn không nên để trong tủ lạnh (16/12/2023)

Ngăn ngừa đau tim và đột quỵ với 3 loại thực phẩm dễ tìm vừa được các nhà nghiên cứu công bố (4/12/2017)

Màu sắc ráy tai tiết lộ chính xác vấn đề sức khỏe của bạn (29/11/2017)

Nếu bạn ăn khoai lang vào buổi sáng trong suốt 1 tuần điều gì sẽ xảy ra với cơ thể? (27/11/2017)

‘Bỏ túi’ 6 mẹo hay chữa nấc cụt cực kỳ hiệu quả (22/11/2017)

Phát hiện bất ngờ về tác dụng của đu đủ ít được nói đến (30/10/2017)

5 bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi (20/10/2017)

Cách hạ cao huyết áp cấp tốc: Mất 16 phút nhưng cứu sống cả đời (4/10/2017)

Những người không nên ăn bánh Trung thu (29/9/2017)

Bạn có biết: 1 cây vàng (lượng vàng) nặng bao nhiêu kg? (14/9/2017)

Cơn đau tim và nước (30/8/2017)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn